Các loại hải sản cho bé ăn dặm vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm sẽ rất tốt, giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp bé thông minh, cao lớn và khỏe mạnh. Hãy cùng Cháo Sao Mai khám phá xem trẻ từ mấy tháng có thể ăn hải sản và nên ăn như nào, ăn loại hải sản nào nhé!
Trẻ có thể ăn hải sản từ tháng thứ mấy?
Các bố mẹ thân mến, vì đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường gây dị ứng cho trẻ cao, do đó tốt nhất là nên cho bé ăn hải sản từ tháng thứ 7 trở đi.
Hải sản thường giàu đạm, ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3 cũng như các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết khác. Bên cạnh đó, hải sản còn giàu khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, đồng, kali… và giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Do đó, việc bổ sung hải sản vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối cũng như khỏe mạnh và tăng trưởng ở trẻ.
Trẻ có độ tuổi từ 7 – 12 tháng: Với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm này, mỗi bữa phụ huynh có thể chế biết ăn 20 – 30g thịt của cá, tôm đã bỏ xương và vỏ để nấu với bột hoặc cháo. Mỗi ngày có thể cho bé ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần
Trẻ có độ tuổi từ 1 – 3 tuổi: Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp… mỗi ngày với khoảng 30 – 40g thịt của hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Nếu khi trẻ đã 4 tuổi trở lên thì có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày với khoảng 50 – 60g thịt của hải sản.
Các loại hải sản ngon giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng thích hợp cho bé ở giai đoạn ăn dặm. Phụ huynh chỉ nên chọn những loại hải sản như: Tôm, cá hồi, cá thu, cá ngừ, vẹm, hàu, cua… Các loại hải sản cần được chế biến kỹ, đảm bảo chín, giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Các loại hải sản mà phụ huynh không nên cho bé ăn đó là các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm rất cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ) hoặc cá thu lớn và cá ngừ lớn.
Tôm: Giàu đạm và canxi nên rất tốt cho hệ xương và phát triển thể chất cho bé, vì vậy từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho bé ăn tôm biển hoặc tôm đồng.
Cá hồi: cá hồi có chứa khoảng 200 calo, ít chất béo bão hòa, nhiều protein tốt và đây cũng là một trong những nguồn vitamin B12, Kali, sắt và vitamin D rất dồi dào. Cá hồi có chứa nhiều axit béo omega-3, đây là axit béo “thiết yếu”cho cơ thể, giúp giảm các tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch.
Vẹm: Vẹm xanh rất giàu vitamin và khoáng chất như canxi, magie, kẽm, sắt, photpho… là những dưỡng chất rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vẹm xanh được chế biến đúng cách có vị thơm, ngọt, béo tự nhiên, rất phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.
Cua: Thịt cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản khác như đạm, sắt, kẽm, photpho… những chất dinh dưỡng này giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn.
Cháo Sao Mai – đa dạng thực đơn các loại hải sản cho bé
Tại bếp của Cháo Sao Mai, sẽ có rất nhiều món cháo kết hợp hải sản thơm ngon dành cho các bé. Ngay từ 7 tháng tuổi, mẹ đã có thể chọn Cháo Sao Mai cho con ăn dặm.
Các món cháo thơm ngon như: cháo tôm hùm, cháo vẹm xanh, cháo cá hồi, cháo cua hoàng đế, cháo cua biển, cháo cá mú, cháo cá song,… Hải sản được kết hợp với các loại rau, củ, quả, hạt khác nhằm tạo nên hương vị cháo thơm ngon đặc biệt.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn tại đây nhé!
Xem thêm:
Mách mẹ cách giải quyết vấn đề con chán ăn ngày nắng nóng
Bí kíp cho trẻ nhỏ đi du lịch vẫn ăn uống đủ chất
3 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm